Categories
Me

Những ngày không ra ngoài (113): đại dịch Covid-19

Mấy tuần trước, giữa mùa đại dịch, vào ngày mưa gió không ngừng, tôi nhận 1 email của nghệ sĩ ghi-ta cổ điển An Trần ở thành phố Chicago báo tin rằng album đầu tay đã thất lạc bởi bưu điện USPS. Thêm nữa, không biết khi nào in lại và tái bản, những điều này cũng mất thời gian. Tôi có chút thất vọng và buồn, nhưng mong rằng chỉ thất lạc vài ngày. Và nhiều ngày đã trôi qua, tôi nghĩ rằng chắc là mất luôn, không ngờ album đã tìm được và đưa đến tay tôi. Đây là album nhạc ghi-ta cổ điển Việt Nam đầu tay của An Trần, vào do chính vợ chồng An Trần đứng ra trình bày và sản xuất.

Album được thiết kế đẹp, bìa là hình ảnh rừng núi hùng vĩ và cảnh mùa lúa của vùng cao nguyên Việt Nam, và trong đó nằm đĩa CD mang tên: Stay, My Beloved (Người Ơi, Người Ở Đừng Về). Đĩa CD bao gồm 7 bài nhạc ghi-ta cổ điển của nhiều nhà soạn nhạc Việt Nam. Đây là album nhạc ghi-ta theo phong cách cổ điển (classical guitar), âm thanh được thu ở hội trường Mary B. Galvin Recital Hall của trường đại học Northwestern University, Chicago.

Trong 7 bài nhạc ghi-ta gốm có 1) Thánh Gióng, chia ra 5 phần, sáng tác do Nguyễn Thế An. Bài Tháng Gióng như một nỗi nhớ của đứa con xa nhà, nhớ lại những lời Mẹ ru, những truyền thuyết và văn hóa dân gian được kể và mãi nằm trong ký ức mỗi lần mơ về lại ngôi nhà xưa; 2) Ru Con, cũng của Nguyễn Thế An, hồi tưởng những năm tháng bên Mẹ và được nằm trong lòng Mẹ ngon giấc qua tiếng ru êm ái và dịu dàng; 3) Bèo Dạt Mây Trôi được Đặng Ngọc Long soạn cho ghi-ta cổ điển từ bài dân ca của Bắc Ninh; 4) Mưa được Đặng Ngọc Long vẽ lên những tiếng mưa, qua nhiều giai đoạn từ tiếng êm ái đến cơn bão mạnh và gió hun hút; 5) Núi Rừng Tây Nguyên được Đặng Ngọc Long cho ta nhắm mắt và về lại vùng núi Tây Nguyên, cây lá xanh, cỏ dại, nước suối và tiếng chim hót; 6) Hồi Tưởng Đặng Ngọc Long ghi lại những năm tháng xưa, thời sinh viên và bạn của 1 thời hạnh phúc và hồn nhiên; 7) Người Ơi, Người Ở Đừng Về được Nguyễn Thế An soạn cho ghi-ta cổ điển từ bài dân ca Bắc Ninh, mang lại sự buồn bâng khuâng sau những cuộc họp vui mừng, không nỡ xa cách, và biết bao giờ gặp lại.

Chiều nay, trong những ngày ở nhà và shelter-at-home, thời tiết nóng và từng cơn bão mang gió và mưa to, tôi ngồi nghe đi nghe lại CD Người Ơi, Người Ở Đừng Về. Trong niềm vui và nỗi buồn hiện nay, tiếng ghi-ta mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khó tả, nào là ngày tháng ở quê nhà, nào là ngày tháng bên tiếng ru êm ái của Mẹ, nào là những chuyến về thăm quê nhà, nào là và nào là… Và giữa cuộc sống vội vã và phức tạp, tôi nghe tiếng ghi-ta êm ái, mang lại cho tôi yên tĩnh và lẳng lặng mà nhiều ngày qua đã mất đi.

Tuy nghệ sĩ An Trần còn trẻ và đường đời sau này còn nhiều trải nghiệm, nhưng kỹ thuật đán ghi-ta đến trình độ cao và kiến thức rộng về âm nhạc, về ghi-ta cổ điển, và về quê hương đã ghi vào trong những nốt nhạc vày giây đàn. Mỗi bài ghi-ta, từ âm thanh đến kỹ thuật, từ phong cách biểu diễn đến trình bài làm cho hài lòng và vui lòng đã ủng hộ album. Tôi nghe và cảm nhận được khi An Trần bỏ hồn vào 7 bài ghi-ta, mang nhạc ghi-ta cổ điển Việt Nam đến cho nhiều người chưa biết, và những người không biết nhiều về ghi-ta cổ điển và nhạc sĩ. Tôi cũng mong, sau này, sẽ có nhiều album nhạc ghi-ta cổ điển Việt Nam cho người Việt nói riêng, và người ngoại quốc nói chung, biết đến kho tàng âm nhạc Việt Nam – đặc biệt là nhạc ghi-ta.

Album ghi-ta cổ điển: Stay, My Beloved
Album ghi-ta cổ điển: Stay, My Beloved
Album ghi-ta cổ điển: Stay, My Beloved